Hiển thị các bài đăng có nhãn vanhoahoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vanhoahoc. Hiển thị tất cả bài đăng

7/6/13

VỀ SỰ THUẦN CHẤT CỦA TIẾNG VIỆT

Trịnh Thanh Thủy


Đã có người từng thắc mắc không biết tiếng Việt có phải là một ngôn ngữ thuần chất hay không?Còn có người cho rằng người Việt vì sống tha hương nên ngôn ngữ VN họ dùng để nói và viết theo thời gian sẽ mất dần đi tính thuần chất. Tiện đây, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem "Có hay không có một ngôn ngữ VN thuần chất?".

Theo Từ điển bách khoa Wikipedia, một ngôn ngữ là một phương pháp nói hay viết mà con người dùng để giao tiếp, cảm thông nhau. Ngôn ngữ được biểu hiện bằng một hệ thống ký hiệu và ngữ pháp. Ngày nay trên thế giới có khoảng từ 5.000 tới 6.000 ngôn ngữ khác nhau.

Tiếng địa phương (dialect) hay thổ ngữ hoặc phương ngữ là những dạng khác nhau của ngôn ngữ. Tiếng địa phương thay đổi theo từng cộng đồng ở mỗi hoàn cảnh, mỗi địa dư khác nhau. Không có một lằn ranh rõ rệt nào giữa ngôn ngữ và tiếng địa phương. Có vào khoảng 200 ngôn ngữ trên thế giới được nói bởi hàng triệu tiếng địa phương khác nhau. Tiếng Tàu và tiếng Anh là những ví dụ điển hình.

18/5/13

TỤC THỜ ĐÁ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT HÙNG

Khái niệm “tín ngưỡng” chúng tôi dùng ở đây với ý nghĩa là “hình thức tôn giáo sơ khai”, tức là tín ngưỡng là hiện tượng “có trước, dưới thành tố tôn giáo. Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng cùng nghi lễ, không phải chỉ một tín ngưỡng đủ thành một tôn giáo” ( 5/ 325 ).

I. Ý nghĩa của tục thờ đá 

Có thể nói rằng, đá là chất liệu đầu tiên, gắn với bước chân chập chững của con người từ xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh. Thời đại đồ đá trải dài nhất trong lịch sử loại người (khoảng vài triệu đến tám vạn năm trước công nguyên). Với một khoảng thời gian lớn như thế, thì ấn tượng về đá trong con người chắc hẳn phải rất sâu sắc. Trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại, con người từ khi sinh ra đến khi chết đi đều gắn với hang (đá), đá tạo nên công cụ sản xuất, đá tạo ra lửa… Nói chung, đá tham gia vào mọi hoạt động sinh hoạt, lao động của con người. Sự gắn bó của con người với đá trong xã hội nguyên thủy, khi thuyết vật linh tồn tại phổ biến thì người ta thấy rằng: giữa đá và linh hồn con người có mối liên quan chặt chẽ. Đá cũng là sự sống, cũng có phần hồn, phần xác như con người và đá có thể là nơi trú ngụ cho linh hồn con người, cũng như trong thực tế, thân xác con người sống trong đá (hang), và chết có khi cũng nằm trong đá (chum đá của các dân tộc ở Lào, quan tài chèn đá của người Mường…). 

17/5/13

TRÀ - BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG

N.I.NICULIN

Một người uyên bác về văn hóa truyền thống Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tuân, vào đầu những năm 70, trong lúc chiến tranh ác liệt đã viết rằng, một chén trà tuyệt hảo, một cành hoa đào đủ để thấy hương vị Tết Việt Nam. Nhưng trà còn đi xa hơn, vượt qua biên giới Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

LTS: GS.TS Nhicôlai Ivanovich Niculin sinh ngày 3/10/1931. Các công trình nghiên cứu của ông, chủ yếu về Văn học Việt Nam, từ Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... đến văn học đương đại, được xuất bản ở Nga và Việt Nam đã đưa ông lên vị trí hàng đầu của các nhà Việt Nam học. Ông đã có nhiều công lao đào tạo các phó tiến sĩ, tiến sĩ văn học cho Việt Nam. Tên tuổi của ông đã được đưa vào Từ điển các nhà Đông phương học.

Năm 1998, ông đã sang Lixbon (Bồ Đào Nha) nghiên cứu về sự giao tiếp văn hóa giữa châu Âu với phương Đông, Đông Nam Á, giữa Bồ Đào Nha với Việt Nam (từ thời các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha vượt biển sang châu Á). Ông mất ngày 1-1-2006 sau một cơn đau tim đột ngột. Nhân hai năm ông bước vào cõi vĩnh hằng, văn hóa - nghệ thuật xin giới thiệu bài viết trích trong công trình đang soạn thảo của ông như một nén hương tưởng niệm người bạn thân thiết của giới khoa học xã hội Việt Nam.

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN

Phạm Thị Ngọc Trầm (*)

Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái khác với đạo đức xã hội nói chung. Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên bao giờ cũng là khách thể; sự tác động giữa chúng chỉ đi theo một chiều là mang lại lợi ích cho con người và xã hội, bỏ quên lợi ích và giá trị nội tại của các khách thể tự nhiên. Vì vậy, con người đã mang lại hậu quả khôn lường cho môi trường sống. Bài viết đã chỉ ra rằng, đạo đức sinh thái đòi hỏi một sự tự ý thức rất cao. Đây chính là chỗ gặp nhau, chỗ gắn bó giữa đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên. Cuối cùng, bài viết khẳng định, trước vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường và thực trạng suy thoái nghiêm trọng của môi trường tự nhiên, vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái càng trở nên bức xúc hơn lúc nào hết và phải được tiến hành ở mỗi thành phần cấu trúc của nó: ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức hành vi, kết hợp đạo đức với trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên.

14/5/13

HIỆN TƯỢNG NÓI DỐI TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ HỌC

Nguyễn Thị Tuyết Ngân


Bài đã đăng trên Tập san “Khoa học xã hội và Nhân văn”, số 43, tháng 6-2008

Nói dối là một hiện tượng có lẽ dân tộc nào cũng có và có từ rất lâu đời. Trong một số loại hình văn hoá dân gian (thần thoại, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ) đã thấy có nhiều yếu tố của hiện tượng này.

Theo quan niệm chung của xã hội, nói dối xưa nay được xem là phản giá trị, do vậy cũng đương nhiên được xem là phi văn hoá, nó luôn bị ngăn cấm và hạn chế sử dụng. Tuy vậy, cho tới nay, nó còn tồn tại rất phổ biến và phát triển rất đa dạng. Điều này cho thấy đây là hiện tượng tất yếu mang tính văn hoá - xã hội – ngôn ngữ và có những giá trị riêng biệt.

Do vậy, chúng tôi hướng tới việc xác định bản chất và những đặc điểm chủ yếu của hiện tượng nói dối để trên cơ sở đó đưa ra những dự đoán về tương lai của nó, cũng như góp phần điều chỉnh, hướng dẫn dư luận trong việc sử dụng nó.