Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắt tay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắt tay. Hiển thị tất cả bài đăng

20/5/13

Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp

Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp

Bắt tay là một cử chỉ xuất hiện ngay từ thuở bắt đầu có nền văn minh loài người. Trong thực tế, tục bắt tay thoạt đầu được nghĩ ra nhằm chứng tỏ trong tay bạn không có vũ khí khi bạn gặp mặt ai đó lần đầu tiên. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta thường bắt tay trong các cuộc họp, khi chào hỏi, tỏ ý chúc mừng, khi kết thúc một bản hợp đồng hay đơn giản chỉ với ý hỏi thăm: “Anh ổn chứ?”.


Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp
Bất kể bạn phải bắt tay trong tình huống nào thì cũng nên coi đây là một phần trong kỹ năng giao tiếp hàng ngày. Bắt tay là biểu hiện của lòng tin tưởng và phần nào tạo dựng các mối quan hệ bền vững. Hãy tưởng tượng lần đầu tiên bạn gặp một đối tác phong mạo đĩnh đạc, trang phục lịch thiệp nhưng khi bắt tay anh ta/cô ta thì trời hỡi, bạn cảm thấy như đang cầm phải ngón tay của một đứa trẻ sơ sinh thì quả thực chẳng ra sao.



Bắt tay thế nào cho đúng phép lịch sự?


Ngang hàng bạn bè cùng chìa tay bắt. Ai chìa tay ra trước với những trường hợp: Người lớn với người nhỏ tuỏi. Câp trên với cấp dưới. Đàn ông với phụ nữ,...

Câu trả lời hay nhất -

* Người nhỏ tuổi hơn ko nên đưa tay ra trước. Cấp dưới và cấp trên cũng vậy.
* Đối với phụ nữ thì mình ko biết ai chìa tay ra trước. Nhưng bắt tay phụ nữ thì nên nhẹ nhàng , đừng giữ tay người ta quá lâu

Dưới đây là 1 số nguyên tắt tối thiểu của việc bắt tay :

* Không bắt tay khi tay ướt, không sạch
* Bắt tay phụ nữ phải nhẹ nhàng, không lắc, không nắm lâu
* Lấy thuốc lá ra khỏi miệng trước khi bắt tay
* Đang đi găng tay, đàn ông phải tháo găng, đàn bà không phải tháo găng
* Không được ngồi mà bắt tay người lớn tuổi, người có cương vị cao trong xã hội
* Trong khi bắt tay, mắt không được nhìn nơi khác hoặc nhìn người khác
* Không bắt tay bằng tay trái (trừ khi không có tay phải ). Nếu đang cầm đồ vật ở tay phải thì chuyển vật sang tay trái trước khi đưa tay ra bắt
* Không dùng hai tay, một phải, một trái để cùng lúc bắt tay hai người
* Bốn người không bắt tay chéo nhau
* Không bắt tay giữa ngưỡng cửa ra vào
* Khi đứng ở bậc thềm cao hơn, không bắt tay người đứng ở bậc thềm thấp
* Khi gặp đông người, phải bắt tay lần lượt mọi người, không được chỉ bắt tay một, vài người (Nếu không bắt hết thì thôi )
* Khi đang ngồi, không được chồm qua mặt người khác để bắt tay người ngồi ở xa hơn
* Khi bắt tay, để tỏ sự tôn kính, có thể khẽ cúi đầu và nghiêng mình khi bắt tay.

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100511092217AAbiXsy

Bắt tay không hề đơn giản

Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối tượng. Đồng thời thông qua cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau. 

Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp. 

Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…”