Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa ứng xử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa ứng xử. Hiển thị tất cả bài đăng

12/5/13

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI


Hồ Sĩ Vịnh


Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.

VĂN HÓA ỨNG XỬ TỪ FOUCAULT ĐẾN DELEUZE

1. Đôi điều về ứng xử


Một cộng đồng, là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường, thường có cùng mối quan tâm chung. Trong cộng đồng, cầu nối giữa các thành viên được hiểu như các kế hoạch, niềm tin, mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có, cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Mọi nhịp cầu đều phải được thực hiện qua các hình thức truyền đạt và thu nhận tín hiệu bởi một hình thức mà Karl Marx đã nhận định như một thể thức động của tư duy ngôn ngữ (1), dưới cả hai hình thức chính thống là ngôn bản và văn bản, cũng như sự trợ giúp từ các hệ thống giao tiếp phi ngôn từ khác. Sự trao đổi này giúp con người khai triển bản thân về nhân cách và mở rộng vòng xoáy quan hệ theo những cung sóng lan tỏa ngày càng rộng hơn, tùy thuộc vào lượng và chất môi cảnh mà con người cụ thể được đặt vào hay tự mình tiến vào.

Tuy vậy, mọi hình thức trao đổi theo Freud (2), đều cần có sự uốn nắn của những hình thái đạo đức hoặc luân lý thành các mô thức ứng xử phù hợp để giúp cho hành vi trao đổi có mẫu số chung được chấp nhận bởi cộng đồng.

VĂN HOÁ ỨNG XỬ

Nam An

Thông thường khi nói đến văn hóa ứng xử, điều suy nghĩ trước tiên là cách thức “ mình thể hiện với người “ ra sao.

Trong đó có đề cập đến thái độ hành xử trong mọi tình huống: giao tiếp với người trên dưới, bạn bè, đối tác, thân sơ. Giao tiếp với cá nhân, với số đông, với cộng đồng.


Trong giao tiếp thường nhắc đến sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền, giai cấp và trong các chế độ xã hội, tôn giáo nhất định.



Khái niệm văn hóa cũng rất khác nhau bằng các định nghĩa, thậm chí trái ngược.

Nói chung, cả “ văn hóa “ và “ ứng xử “ là những từ ngữ được đa số nhìn nhận là luôn thể hiện ở mặt tích cực, mặc dù nó ẩn chứa cả mặt trái.



*



Cũng có một thứ ứng xử khác, đó là sự phản ứng của cá nhân đối với những điều của riêng mình.

Điều của riêng mình, có thể đó là hành vi, thậm chí không phải là hành động mà còn trong suy nghĩ và cảm nhận.

Đứng trước một sự lựa chọn, dù cho sự lựa chọn đó mức độ tác hại, ảnh hưởng không nhận rõ, dù công bố hay không, nó cũng ảnh hưởng đến xã hội.
Điều gì được sinh ra, đều có tác động đến cộng đồng. Cộng đồng, có nghĩa là đối với mọi người và cho cả mình.