Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa học. Hiển thị tất cả bài đăng

14/5/13

HIỆN TƯỢNG NÓI DỐI TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ HỌC

Nguyễn Thị Tuyết Ngân


Bài đã đăng trên Tập san “Khoa học xã hội và Nhân văn”, số 43, tháng 6-2008

Nói dối là một hiện tượng có lẽ dân tộc nào cũng có và có từ rất lâu đời. Trong một số loại hình văn hoá dân gian (thần thoại, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ) đã thấy có nhiều yếu tố của hiện tượng này.

Theo quan niệm chung của xã hội, nói dối xưa nay được xem là phản giá trị, do vậy cũng đương nhiên được xem là phi văn hoá, nó luôn bị ngăn cấm và hạn chế sử dụng. Tuy vậy, cho tới nay, nó còn tồn tại rất phổ biến và phát triển rất đa dạng. Điều này cho thấy đây là hiện tượng tất yếu mang tính văn hoá - xã hội – ngôn ngữ và có những giá trị riêng biệt.

Do vậy, chúng tôi hướng tới việc xác định bản chất và những đặc điểm chủ yếu của hiện tượng nói dối để trên cơ sở đó đưa ra những dự đoán về tương lai của nó, cũng như góp phần điều chỉnh, hướng dẫn dư luận trong việc sử dụng nó.

12/5/13

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI


Hồ Sĩ Vịnh


Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.