9/6/13

Văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. 

Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.

8 cách trải nghiệm văn hóa Nhật Bản

Len lỏi vào những con ngõ Nhật Bản để ngắm Geisha, dự tiệc trà... và cảm nhận sâu sắc về đất nước hoa anh đào.

1. Tiệc trà truyền thống

Tiệc trà truyền thống Nhật Bản là một truyền thống vô cùng cổ xưa của đất nước hoa anh đào. Mỗi bước và chi tiết trong quá trình pha, uống trà đều phải theo bốn tiêu chí: hài hòa, tôn trọng, trong sạch và bình thản. 

Người tổ chức tiệc trà muốn truyền đến cho những khách uống trà một trải nghiệm về sự trong sáng, bình thản trong tâm hồn. Tất cả mọi yếu tố trong phòng trà đều hòa hợp với nhau để nói lên điều này: từ đồ ăn đi kèm, đồ dùng để uống trà tới những bức tranh trên tường. 

Nghi thức cúi chào của người Nhật

Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Hành động này tiếng Nhật gọi là OJIGI. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước.
Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn. Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗi từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất. Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.

7/6/13

VỀ SỰ THUẦN CHẤT CỦA TIẾNG VIỆT

Trịnh Thanh Thủy


Đã có người từng thắc mắc không biết tiếng Việt có phải là một ngôn ngữ thuần chất hay không?Còn có người cho rằng người Việt vì sống tha hương nên ngôn ngữ VN họ dùng để nói và viết theo thời gian sẽ mất dần đi tính thuần chất. Tiện đây, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem "Có hay không có một ngôn ngữ VN thuần chất?".

Theo Từ điển bách khoa Wikipedia, một ngôn ngữ là một phương pháp nói hay viết mà con người dùng để giao tiếp, cảm thông nhau. Ngôn ngữ được biểu hiện bằng một hệ thống ký hiệu và ngữ pháp. Ngày nay trên thế giới có khoảng từ 5.000 tới 6.000 ngôn ngữ khác nhau.

Tiếng địa phương (dialect) hay thổ ngữ hoặc phương ngữ là những dạng khác nhau của ngôn ngữ. Tiếng địa phương thay đổi theo từng cộng đồng ở mỗi hoàn cảnh, mỗi địa dư khác nhau. Không có một lằn ranh rõ rệt nào giữa ngôn ngữ và tiếng địa phương. Có vào khoảng 200 ngôn ngữ trên thế giới được nói bởi hàng triệu tiếng địa phương khác nhau. Tiếng Tàu và tiếng Anh là những ví dụ điển hình.

21/5/13

NGUỒN GỐC THỜ THẦN TÀI

HUỲNH NGỌC TRẢNG

Thần tài theo người Hoa
1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia... thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường. Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt

Học tập gì từ văn hóa công sở của người Nhật

Yếu tố con người luôn quyết định sự thành công của một quốc gia, một tổ chức hay tập thể. Nhật Bản, một quốc gia tiến bộ và có nền kinh tế phát triển là điều mà ai cũng biết. Trải qua nhiều thăng trầm, thế giới luôn ngưỡng mộ con người nơi đây với những quy tắc ứng xử mà quốc gia nào cũng nên học hỏi họ.

Tôn trọng danh thiếp

Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng – theo nghi lễ Meishi kokan (meishi nghĩa là danh thiếp). Khi nhận danh thiếp, người nhận sẽ trân trọng nhận bằng cả hai tay, cuối người thấp xuống để bày tỏ sự tôn trọng và đọc nội dung danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ và luôn giữ danh thiếp sạch sẽ. Họ không bao giờ làm nhăn danh thiếp hay bỏ trực tiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.

Phép lịch sự xã giao là gì?

Phép lịch sự xã giao là phép xử thế giữa người với người trong đời sống xã hội, nhằm bày tỏ lòng tự trọng và thái độ tôn trọng mọi người trong quan hệ xã hội. Điều này càng quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài, vì trong trường hợp đó, ta đại diện cho dân tộc, cho địa phương chứ không còn là cá nhân.


Cách thể hiện phép lịch sự thì có nhiều, song đại thể có thể lưu ý những điều sau đây:

- Ăn mặc phải chỉnh tề, nam mặc Com-lê, đeo Cra-vát, quần áo là phẳng, đi giầy, không đội mũ trong phòng, đầu chải gọn (mùa nóng thì mặc áo sơ mi cho vào trong quần, đeo Cra-vát hoặc mặc bộ ký giả) nữ mặc áo dài, có trang điểm nhưng tránh loè loẹt.

Sắp xếp chổ ngồi trên xe ô tô

Trên tinh thần trọng thị và mến khách, chủ nhà dành chổ tốt nhất trên xe cho khách, tức là thuận tiện cho việc lên xuống xe và tương đối an toàn nhất.

Theo luật giao thông Việt Nam ( Lái bên phải ), đó là chổ ngồi phía sau, bên phải.Đối với xe ngoại giao có cắm cờ ( chở đại sứ, tổng lãnh sự ) thì lá cờ được cắm ở đầu xe, phía bên phải. Đối với những nước áp dụng luật giao thông kiểu Anh ( lái bên trái ) thì cách xếp chỗ ngồi của khách sẽ ngược lại.

Chủ nhà cùng đi với khách thì ngồi phía sau, bên trái khách.

Vị trí ưu tiên chỗ ngồi trên ô tô

Nguyễn Thị Thùy Trang 

Trong cách sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô trong Lễ tân ngoại giao được thực hiện theo nguyên tắc sau (nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong xe): 

- Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự bên phải ghế sau xe (chếch với lái xe). Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái. 

- Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe. Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng. 

- Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe. Nếu cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước. 

Cách trao đổi danh thiếp

Doanh nghiệp hiện nay thường chỉ chú trọng đào tạo về các phương pháp giao tiếp giữa nhân viên với môi trường bên ngoài mà bỏ quên việc đào tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp ngay trong phạm vi nội bộ.

Theo bạn, hành động nào sau đây là nên làm?

1. Khi không hiểu hay thắc mắc điều gì trên danh thiếp thì hỏi ngay.
2. Danh thiếp là thông tin của người gởi nên phải trân trọng khi nhận.
3. Khi có nhiều người trao danh thiếp thì cầm nhiều danh thiếp một lúc cũng không sao.
Đáp án đúng là câu 2.

Khi nhận danh thiếp thì không cất ngay, trong lúc nói chuyện thì đặt danh thiếp trên bàn. Cố gắng nhớ tên và khuôn mặt người gởi. Trong trường hợp có nhiều người đưa danh thiếp thì đặt danh thiếp theo thứ tự của đối phương đang ngồi. Trong trường hợp nhận danh thiếp mà vẫn đứng nói chuyện thì không để danh thiếp phía dưới hông.

DANH THIẾP – CÁCH TRAO VÀ NHẬN


Doanh nhân trong công việc thường phải đưa và tiếp nhận danh thiếp, cách đưa và nhận có thoả đáng hay không sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của cả đôi bên. Vì vậy, hiểu rõ cách trao và nhận danh thiếp như thế nào là vô cùng quan trọng đối với các doanh nhân.

1. Khi trao danh thiếp nên theo một trong ba cách sau

a) Khép bàn tay lại, để danh thiếp vào lòng bàn tay, dùng ngón tay cái kẹp bên trái tấm danh thiếp, đưa danh thiếp đến phía trước ngực người nhận. Tên trên danh thiếp ngược với bản thân, hướng về phía họ, giúp cho người nhận danh thiếp có thể đọc được ngay, không cần phải quay ngược lại.
b) Dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp tấm danh thiếp để đưa.
c) Dùng ngón trỏ và ngón cái của cả hai tay cầm lấy hai bên tấm danh thiếp để đưa.

20/5/13

Trao danh thiếp đúng cách


Đừng vội nghĩ đưa danh thiếp là chuyện đơn giản và nhỏ nhặt. Có những điều bạn cần để tâm khi trao cho đối tác hoặc khách hàng tấm danh thiếp của bạn.

Trong lần đầu tiên gặp mặt đối tác, việc đầu tiên bạn nên làm là hỏi thăm họ một cách thân thiện, đồng thời nêu rõ tên công ty mình, sau đó đưa danh thiếp của mình cho đối tác. Việc đầu tiên phải nhớ, danh thiếp có thể để trong túi áo comple nhưng không được đút trong túi quần và lôi ra, vì đó là một hành động không lịch sự.

ĐƯA DANH THIẾP THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?

Trong thế giới doanh nghiệp, danh thiếp đóng vai trò như lý lịch trích ngang của một người. Bạn trao danh thiếp cho ai đó nghĩa là bạn muốn cho họ biết bạn là ai, bạn đang làm việc ở đâu và làm cách nào họ có thể liên lạc với bạn. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ vai trò của danh thiếp, họ không nắm bắt đúng thời điểm để trao danh thiếp… để có thể phát huy tối đa hiệu quả của nghi thức khá quan trọng này.

Khi chúng ta bắt đầu công việc làm ăn kinh doanh, việc thiết kế và in danh thiếp là một trong những việc đầu tiên bạn cần làm. Một danh thiếp thiết kế tinh xảo sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp về bạn với người giao tiếp/đối tác của bạn.

Nghệ thuật trao danh thiếp bốn phương

Trong kinh doanh, nhất là ở thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, câu nói “nhập gia tùy tục” càng đúng và quan trọng hơn bao giờ hết. Sang nước bạn làm ăn, bạn phải học hỏi từ việc nhỏ nhất như cách trao danh thiếp.


Quy tắc chung

Danh thiếp giao dịch trong kinh doanh là phương tiện để giới thiệu những thông tin cá nhân, thông tin liên lạc. Bạn hãy đảm bảo trên danh thiếp có đầy đủ các chi tiết, bố trí trình bày sao cho chuyên nghiệp, phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty mình.

Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp

Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp

Bắt tay là một cử chỉ xuất hiện ngay từ thuở bắt đầu có nền văn minh loài người. Trong thực tế, tục bắt tay thoạt đầu được nghĩ ra nhằm chứng tỏ trong tay bạn không có vũ khí khi bạn gặp mặt ai đó lần đầu tiên. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta thường bắt tay trong các cuộc họp, khi chào hỏi, tỏ ý chúc mừng, khi kết thúc một bản hợp đồng hay đơn giản chỉ với ý hỏi thăm: “Anh ổn chứ?”.


Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp
Bất kể bạn phải bắt tay trong tình huống nào thì cũng nên coi đây là một phần trong kỹ năng giao tiếp hàng ngày. Bắt tay là biểu hiện của lòng tin tưởng và phần nào tạo dựng các mối quan hệ bền vững. Hãy tưởng tượng lần đầu tiên bạn gặp một đối tác phong mạo đĩnh đạc, trang phục lịch thiệp nhưng khi bắt tay anh ta/cô ta thì trời hỡi, bạn cảm thấy như đang cầm phải ngón tay của một đứa trẻ sơ sinh thì quả thực chẳng ra sao.



Bắt tay thế nào cho đúng phép lịch sự?


Ngang hàng bạn bè cùng chìa tay bắt. Ai chìa tay ra trước với những trường hợp: Người lớn với người nhỏ tuỏi. Câp trên với cấp dưới. Đàn ông với phụ nữ,...

Câu trả lời hay nhất -

* Người nhỏ tuổi hơn ko nên đưa tay ra trước. Cấp dưới và cấp trên cũng vậy.
* Đối với phụ nữ thì mình ko biết ai chìa tay ra trước. Nhưng bắt tay phụ nữ thì nên nhẹ nhàng , đừng giữ tay người ta quá lâu

Dưới đây là 1 số nguyên tắt tối thiểu của việc bắt tay :

* Không bắt tay khi tay ướt, không sạch
* Bắt tay phụ nữ phải nhẹ nhàng, không lắc, không nắm lâu
* Lấy thuốc lá ra khỏi miệng trước khi bắt tay
* Đang đi găng tay, đàn ông phải tháo găng, đàn bà không phải tháo găng
* Không được ngồi mà bắt tay người lớn tuổi, người có cương vị cao trong xã hội
* Trong khi bắt tay, mắt không được nhìn nơi khác hoặc nhìn người khác
* Không bắt tay bằng tay trái (trừ khi không có tay phải ). Nếu đang cầm đồ vật ở tay phải thì chuyển vật sang tay trái trước khi đưa tay ra bắt
* Không dùng hai tay, một phải, một trái để cùng lúc bắt tay hai người
* Bốn người không bắt tay chéo nhau
* Không bắt tay giữa ngưỡng cửa ra vào
* Khi đứng ở bậc thềm cao hơn, không bắt tay người đứng ở bậc thềm thấp
* Khi gặp đông người, phải bắt tay lần lượt mọi người, không được chỉ bắt tay một, vài người (Nếu không bắt hết thì thôi )
* Khi đang ngồi, không được chồm qua mặt người khác để bắt tay người ngồi ở xa hơn
* Khi bắt tay, để tỏ sự tôn kính, có thể khẽ cúi đầu và nghiêng mình khi bắt tay.

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100511092217AAbiXsy

Bắt tay không hề đơn giản

Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối tượng. Đồng thời thông qua cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau. 

Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp. 

Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…” 

19/5/13

ẨM THỰC VÀ ẨM THỰC VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm

(Trường Đại học KHXH-NV, 
Đại học Quốc gia Tp. HCM)


Triết lý âm dương là nguyên lý điều phối mọi mặt của cuộc sống, trong đó rõ rệt nhất là lĩnh vực ẩm thực và giữ gìn sức khoẻ. Trong lĩnh vực ẩm thực và y dược Đông-Tây, mọi sai lầm đã mắc phải lâu nay đều có nguyên nhân chủ yếu là do hữu thức hoặc vô thức không tuân thủ các quy luật của triết lý âm dương, không coi trọng đúng mức vai trò của nó. Bài viết nói về một số sai lầm nghiêm trọng thường mắc phải trong các tài liệu viết về ẩm thực và giữ gìn sức khoẻ. Đồng thời đi sâu vào năm phương diện liên quan mật thiết với nhau của sự hài hòa âm dương trong ẩm thực Việt Nam là: (a) Sự hài hòa âm dương của khách thể (thức ăn); (b) Sự hài hòa âm dương của chủ thể (con người); (c) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với không gian (con người với môi trường tự nhiên); (d) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian (con người với mùa); (e) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với hoạt động (con người với công việc).

18/5/13

TỤC THỜ ĐÁ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT HÙNG

Khái niệm “tín ngưỡng” chúng tôi dùng ở đây với ý nghĩa là “hình thức tôn giáo sơ khai”, tức là tín ngưỡng là hiện tượng “có trước, dưới thành tố tôn giáo. Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng cùng nghi lễ, không phải chỉ một tín ngưỡng đủ thành một tôn giáo” ( 5/ 325 ).

I. Ý nghĩa của tục thờ đá 

Có thể nói rằng, đá là chất liệu đầu tiên, gắn với bước chân chập chững của con người từ xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh. Thời đại đồ đá trải dài nhất trong lịch sử loại người (khoảng vài triệu đến tám vạn năm trước công nguyên). Với một khoảng thời gian lớn như thế, thì ấn tượng về đá trong con người chắc hẳn phải rất sâu sắc. Trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại, con người từ khi sinh ra đến khi chết đi đều gắn với hang (đá), đá tạo nên công cụ sản xuất, đá tạo ra lửa… Nói chung, đá tham gia vào mọi hoạt động sinh hoạt, lao động của con người. Sự gắn bó của con người với đá trong xã hội nguyên thủy, khi thuyết vật linh tồn tại phổ biến thì người ta thấy rằng: giữa đá và linh hồn con người có mối liên quan chặt chẽ. Đá cũng là sự sống, cũng có phần hồn, phần xác như con người và đá có thể là nơi trú ngụ cho linh hồn con người, cũng như trong thực tế, thân xác con người sống trong đá (hang), và chết có khi cũng nằm trong đá (chum đá của các dân tộc ở Lào, quan tài chèn đá của người Mường…). 

17/5/13

TRÀ - BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA GIAO TIẾP PHƯƠNG ĐÔNG

N.I.NICULIN

Một người uyên bác về văn hóa truyền thống Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tuân, vào đầu những năm 70, trong lúc chiến tranh ác liệt đã viết rằng, một chén trà tuyệt hảo, một cành hoa đào đủ để thấy hương vị Tết Việt Nam. Nhưng trà còn đi xa hơn, vượt qua biên giới Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

LTS: GS.TS Nhicôlai Ivanovich Niculin sinh ngày 3/10/1931. Các công trình nghiên cứu của ông, chủ yếu về Văn học Việt Nam, từ Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... đến văn học đương đại, được xuất bản ở Nga và Việt Nam đã đưa ông lên vị trí hàng đầu của các nhà Việt Nam học. Ông đã có nhiều công lao đào tạo các phó tiến sĩ, tiến sĩ văn học cho Việt Nam. Tên tuổi của ông đã được đưa vào Từ điển các nhà Đông phương học.

Năm 1998, ông đã sang Lixbon (Bồ Đào Nha) nghiên cứu về sự giao tiếp văn hóa giữa châu Âu với phương Đông, Đông Nam Á, giữa Bồ Đào Nha với Việt Nam (từ thời các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha vượt biển sang châu Á). Ông mất ngày 1-1-2006 sau một cơn đau tim đột ngột. Nhân hai năm ông bước vào cõi vĩnh hằng, văn hóa - nghệ thuật xin giới thiệu bài viết trích trong công trình đang soạn thảo của ông như một nén hương tưởng niệm người bạn thân thiết của giới khoa học xã hội Việt Nam.

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN

Phạm Thị Ngọc Trầm (*)

Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái khác với đạo đức xã hội nói chung. Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên bao giờ cũng là khách thể; sự tác động giữa chúng chỉ đi theo một chiều là mang lại lợi ích cho con người và xã hội, bỏ quên lợi ích và giá trị nội tại của các khách thể tự nhiên. Vì vậy, con người đã mang lại hậu quả khôn lường cho môi trường sống. Bài viết đã chỉ ra rằng, đạo đức sinh thái đòi hỏi một sự tự ý thức rất cao. Đây chính là chỗ gặp nhau, chỗ gắn bó giữa đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên. Cuối cùng, bài viết khẳng định, trước vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường và thực trạng suy thoái nghiêm trọng của môi trường tự nhiên, vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái càng trở nên bức xúc hơn lúc nào hết và phải được tiến hành ở mỗi thành phần cấu trúc của nó: ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức hành vi, kết hợp đạo đức với trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên.

15/5/13

Hành vi giao tiếp từ bàn tay

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều hành vi, ngôn ngữ cơ thể, nhưng nguồn gốc của chúng chắc hẳn không được nhiều người biết đến. Dưới đây là 6 hành vi phổ biến nhất của con người và những câu chuyện thú vị về chúng.


Bắt tay
Bắt tay là hành vi giao tiếp có từ lâu đời và mang tính biểu tượng khi chào gặp mặt. Một cái bắt tay coi như cử chỉ chào hỏi hay thống nhất giao ước đã được sử dụng phổ biến ít nhất là từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Trong lịch sử có quan niệm cho rằng, điều đó thể hiện sự thiện chí và tình bằng hữu bởi trong tay không có vũ khí, còn trong thể thao thì đó là biểu tượng của sự công bằng và tôn trọng đối thủ. Bắt bằng tay phải có nghĩa là thống nhất giao ước, trong khi đó tay trái là thể hiện sự hủy bỏ.


Trong nhiều năm, người nắm giữ kỷ lục thế giới về bắt tay là Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt. Ngày 01/1/1907, ông đã bắt tay với 8.513 người trong một buổi tiếp tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, đến tháng 7/1977 thì kỷ lục đó đã bị phá vỡ bởi ông Joseph Lazaron, thị trưởng thành phố New Jersey (Mỹ), với 11.000 cái bắt tay chỉ trong một ngày.

Những cái ôm - hôn không đáng có trong kinh doanh

Tinh tế, nhạy bén là yếu tố cần thiết trong môi trường công sở. Các nghiên cứu cho thấy người ta thường đánh giá đối phương chỉ trong 7 giây gặp gỡ đầu tiên và 93% thông điệp được chuyển tải đến người khác lại không phải từ lời nói.



Do đó, việc nắm bắt ngôn ngữ không lời sẽ đưa lại cho bạn những lợi thế quan trọng trong công việc. Trong môi trường làm việc đa văn hóa, yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều lần. Từ cách chào hỏi, tư thế tay, đến việc giữ khoảng cách và những cái chạm nhẹ… những gì vốn phù hợp và đúng trong nền văn hóa này lại có thể bị xem là không đúng và gây khó chịu cho những người thuộc nền văn hóa khác.

14/5/13

HIỆN TƯỢNG NÓI DỐI TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ HỌC

Nguyễn Thị Tuyết Ngân


Bài đã đăng trên Tập san “Khoa học xã hội và Nhân văn”, số 43, tháng 6-2008

Nói dối là một hiện tượng có lẽ dân tộc nào cũng có và có từ rất lâu đời. Trong một số loại hình văn hoá dân gian (thần thoại, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ) đã thấy có nhiều yếu tố của hiện tượng này.

Theo quan niệm chung của xã hội, nói dối xưa nay được xem là phản giá trị, do vậy cũng đương nhiên được xem là phi văn hoá, nó luôn bị ngăn cấm và hạn chế sử dụng. Tuy vậy, cho tới nay, nó còn tồn tại rất phổ biến và phát triển rất đa dạng. Điều này cho thấy đây là hiện tượng tất yếu mang tính văn hoá - xã hội – ngôn ngữ và có những giá trị riêng biệt.

Do vậy, chúng tôi hướng tới việc xác định bản chất và những đặc điểm chủ yếu của hiện tượng nói dối để trên cơ sở đó đưa ra những dự đoán về tương lai của nó, cũng như góp phần điều chỉnh, hướng dẫn dư luận trong việc sử dụng nó.

13/5/13

MỘT SỐ HỘI CHỨNG TÂM LÍ TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ

Nguyễn Tất Thịnh

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

Con người, dù là ai luôn phải hòa nhập, gắn mình và tồn tại trong một môi trường xã hội để giao tiếp với người khác, khẳng định được cái riêng của mình, phát biểu được chủ kiến, từ đó nhận được sự hưởng ứng hay trợ giúp cho điều mình mong muốn. Giao tiếp ứng xử là cách phổ biến nhất trong hoạt động sống, vì trong mọi trường hợp ai cũng phải làm việc và mưu cầu thông qua, với người khác.

Mấu chốt là phải xuất phát điểm từ việc hiểu rõ cái chung để bộc lộ bản thân, đi đến cái riêng - đó là một thử thách lớn về khả năng giao tiếp ứng xử của bạn. Thành công hay thất bại là ở chỗ đó. Các tập quán và quan niệm chung của tổ chức hay rộng hơn là của xã hội, có thể khác nhau, một cách lâu dài sẽ tạo cho bạn một phong cách giao tiếp ứng xử, nhưng trên nền đó bạn muốn chứng tỏ điều riêng gì mà bạn muốn đây? Bản sắc của bạn phải được bộc lộ tích cực như một giá trị cơ bản trong giao tiếp khiến bạn được thừa nhận.

12/5/13

VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ


N HÓA GIAO TIẾP
VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Trích từ: Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. – NXB Tp. HCM, 1996/2006
1. Các đặc trưng cơ bản trong  n hóa giao tiếp của người Việt Nam
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Người Trung Quốc viết chữ “nhân” với nghĩa là “tính người”bằng cách ghép chữ “nhị” với bộ “nhân đứng” ­ tính người bộïc lộ trong quan hệ giữa hai người. Nhà triết học người Đức L. Pheurbach từng viết: “Con người cá thể không chứa bản chất con người trong mình… Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng đế” (dẫn theo Kagan [1988:  24]).

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI


Hồ Sĩ Vịnh


Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.

VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT



Văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích của mỗi dân tộc nói riêng là một bức tranh phản ánh chân thực tính cách, tâm hồn của dân tộc đó. Truyện cổ tích Nhật Bản cũng vậy, nội dung phản ánh thật sự đã hội tụ những nét tính cách đáng tự hào của dân tộc Nhật Bản: sự trọng tín nghĩa, trọng sự thông thái, trọng danh dự... và tâm hồn ấy, tính cách ấy cũng thật mạnh mẽ, dũng cảm khi cần thiết...

Nhật Bản là một đất nước có điều kiện địa lý khá đặc biệt so với nhiều nước trên thế giới, toàn bộ đất đai gồm gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi Thái Bình Dương. Nhật Bản xa đất liền, từ đó đến đại lục, nơi gần nhất là Hàn Quốc, cũng cách hàng trăm km. Điều kiện địa lý tự nhiên này chi phối rất lớn đến quá trình hình thành tâm lý và tính cách dân tộc Nhật, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc tới loại hình văn hóa nghệ thuật của đất nước này.

VĂN HÓA ỨNG XỬ TỪ FOUCAULT ĐẾN DELEUZE

1. Đôi điều về ứng xử


Một cộng đồng, là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường, thường có cùng mối quan tâm chung. Trong cộng đồng, cầu nối giữa các thành viên được hiểu như các kế hoạch, niềm tin, mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có, cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Mọi nhịp cầu đều phải được thực hiện qua các hình thức truyền đạt và thu nhận tín hiệu bởi một hình thức mà Karl Marx đã nhận định như một thể thức động của tư duy ngôn ngữ (1), dưới cả hai hình thức chính thống là ngôn bản và văn bản, cũng như sự trợ giúp từ các hệ thống giao tiếp phi ngôn từ khác. Sự trao đổi này giúp con người khai triển bản thân về nhân cách và mở rộng vòng xoáy quan hệ theo những cung sóng lan tỏa ngày càng rộng hơn, tùy thuộc vào lượng và chất môi cảnh mà con người cụ thể được đặt vào hay tự mình tiến vào.

Tuy vậy, mọi hình thức trao đổi theo Freud (2), đều cần có sự uốn nắn của những hình thái đạo đức hoặc luân lý thành các mô thức ứng xử phù hợp để giúp cho hành vi trao đổi có mẫu số chung được chấp nhận bởi cộng đồng.

VĂN HOÁ ỨNG XỬ

Nam An

Thông thường khi nói đến văn hóa ứng xử, điều suy nghĩ trước tiên là cách thức “ mình thể hiện với người “ ra sao.

Trong đó có đề cập đến thái độ hành xử trong mọi tình huống: giao tiếp với người trên dưới, bạn bè, đối tác, thân sơ. Giao tiếp với cá nhân, với số đông, với cộng đồng.


Trong giao tiếp thường nhắc đến sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền, giai cấp và trong các chế độ xã hội, tôn giáo nhất định.



Khái niệm văn hóa cũng rất khác nhau bằng các định nghĩa, thậm chí trái ngược.

Nói chung, cả “ văn hóa “ và “ ứng xử “ là những từ ngữ được đa số nhìn nhận là luôn thể hiện ở mặt tích cực, mặc dù nó ẩn chứa cả mặt trái.



*



Cũng có một thứ ứng xử khác, đó là sự phản ứng của cá nhân đối với những điều của riêng mình.

Điều của riêng mình, có thể đó là hành vi, thậm chí không phải là hành động mà còn trong suy nghĩ và cảm nhận.

Đứng trước một sự lựa chọn, dù cho sự lựa chọn đó mức độ tác hại, ảnh hưởng không nhận rõ, dù công bố hay không, nó cũng ảnh hưởng đến xã hội.
Điều gì được sinh ra, đều có tác động đến cộng đồng. Cộng đồng, có nghĩa là đối với mọi người và cho cả mình.