Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

12/5/13

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI


Hồ Sĩ Vịnh


Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.

VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT



Văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích của mỗi dân tộc nói riêng là một bức tranh phản ánh chân thực tính cách, tâm hồn của dân tộc đó. Truyện cổ tích Nhật Bản cũng vậy, nội dung phản ánh thật sự đã hội tụ những nét tính cách đáng tự hào của dân tộc Nhật Bản: sự trọng tín nghĩa, trọng sự thông thái, trọng danh dự... và tâm hồn ấy, tính cách ấy cũng thật mạnh mẽ, dũng cảm khi cần thiết...

Nhật Bản là một đất nước có điều kiện địa lý khá đặc biệt so với nhiều nước trên thế giới, toàn bộ đất đai gồm gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi Thái Bình Dương. Nhật Bản xa đất liền, từ đó đến đại lục, nơi gần nhất là Hàn Quốc, cũng cách hàng trăm km. Điều kiện địa lý tự nhiên này chi phối rất lớn đến quá trình hình thành tâm lý và tính cách dân tộc Nhật, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc tới loại hình văn hóa nghệ thuật của đất nước này.

VĂN HÓA ỨNG XỬ TỪ FOUCAULT ĐẾN DELEUZE

1. Đôi điều về ứng xử


Một cộng đồng, là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường, thường có cùng mối quan tâm chung. Trong cộng đồng, cầu nối giữa các thành viên được hiểu như các kế hoạch, niềm tin, mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có, cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Mọi nhịp cầu đều phải được thực hiện qua các hình thức truyền đạt và thu nhận tín hiệu bởi một hình thức mà Karl Marx đã nhận định như một thể thức động của tư duy ngôn ngữ (1), dưới cả hai hình thức chính thống là ngôn bản và văn bản, cũng như sự trợ giúp từ các hệ thống giao tiếp phi ngôn từ khác. Sự trao đổi này giúp con người khai triển bản thân về nhân cách và mở rộng vòng xoáy quan hệ theo những cung sóng lan tỏa ngày càng rộng hơn, tùy thuộc vào lượng và chất môi cảnh mà con người cụ thể được đặt vào hay tự mình tiến vào.

Tuy vậy, mọi hình thức trao đổi theo Freud (2), đều cần có sự uốn nắn của những hình thái đạo đức hoặc luân lý thành các mô thức ứng xử phù hợp để giúp cho hành vi trao đổi có mẫu số chung được chấp nhận bởi cộng đồng.