Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAO TIẾP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAO TIẾP. Hiển thị tất cả bài đăng

9/6/13

Nghi thức cúi chào của người Nhật

Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Hành động này tiếng Nhật gọi là OJIGI. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước.
Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn. Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗi từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất. Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.

21/5/13

Phép lịch sự xã giao là gì?

Phép lịch sự xã giao là phép xử thế giữa người với người trong đời sống xã hội, nhằm bày tỏ lòng tự trọng và thái độ tôn trọng mọi người trong quan hệ xã hội. Điều này càng quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài, vì trong trường hợp đó, ta đại diện cho dân tộc, cho địa phương chứ không còn là cá nhân.


Cách thể hiện phép lịch sự thì có nhiều, song đại thể có thể lưu ý những điều sau đây:

- Ăn mặc phải chỉnh tề, nam mặc Com-lê, đeo Cra-vát, quần áo là phẳng, đi giầy, không đội mũ trong phòng, đầu chải gọn (mùa nóng thì mặc áo sơ mi cho vào trong quần, đeo Cra-vát hoặc mặc bộ ký giả) nữ mặc áo dài, có trang điểm nhưng tránh loè loẹt.

Sắp xếp chổ ngồi trên xe ô tô

Trên tinh thần trọng thị và mến khách, chủ nhà dành chổ tốt nhất trên xe cho khách, tức là thuận tiện cho việc lên xuống xe và tương đối an toàn nhất.

Theo luật giao thông Việt Nam ( Lái bên phải ), đó là chổ ngồi phía sau, bên phải.Đối với xe ngoại giao có cắm cờ ( chở đại sứ, tổng lãnh sự ) thì lá cờ được cắm ở đầu xe, phía bên phải. Đối với những nước áp dụng luật giao thông kiểu Anh ( lái bên trái ) thì cách xếp chỗ ngồi của khách sẽ ngược lại.

Chủ nhà cùng đi với khách thì ngồi phía sau, bên trái khách.

Vị trí ưu tiên chỗ ngồi trên ô tô

Nguyễn Thị Thùy Trang 

Trong cách sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô trong Lễ tân ngoại giao được thực hiện theo nguyên tắc sau (nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong xe): 

- Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự bên phải ghế sau xe (chếch với lái xe). Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái. 

- Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe. Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng. 

- Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe. Nếu cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước. 

Cách trao đổi danh thiếp

Doanh nghiệp hiện nay thường chỉ chú trọng đào tạo về các phương pháp giao tiếp giữa nhân viên với môi trường bên ngoài mà bỏ quên việc đào tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp ngay trong phạm vi nội bộ.

Theo bạn, hành động nào sau đây là nên làm?

1. Khi không hiểu hay thắc mắc điều gì trên danh thiếp thì hỏi ngay.
2. Danh thiếp là thông tin của người gởi nên phải trân trọng khi nhận.
3. Khi có nhiều người trao danh thiếp thì cầm nhiều danh thiếp một lúc cũng không sao.
Đáp án đúng là câu 2.

Khi nhận danh thiếp thì không cất ngay, trong lúc nói chuyện thì đặt danh thiếp trên bàn. Cố gắng nhớ tên và khuôn mặt người gởi. Trong trường hợp có nhiều người đưa danh thiếp thì đặt danh thiếp theo thứ tự của đối phương đang ngồi. Trong trường hợp nhận danh thiếp mà vẫn đứng nói chuyện thì không để danh thiếp phía dưới hông.

DANH THIẾP – CÁCH TRAO VÀ NHẬN


Doanh nhân trong công việc thường phải đưa và tiếp nhận danh thiếp, cách đưa và nhận có thoả đáng hay không sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của cả đôi bên. Vì vậy, hiểu rõ cách trao và nhận danh thiếp như thế nào là vô cùng quan trọng đối với các doanh nhân.

1. Khi trao danh thiếp nên theo một trong ba cách sau

a) Khép bàn tay lại, để danh thiếp vào lòng bàn tay, dùng ngón tay cái kẹp bên trái tấm danh thiếp, đưa danh thiếp đến phía trước ngực người nhận. Tên trên danh thiếp ngược với bản thân, hướng về phía họ, giúp cho người nhận danh thiếp có thể đọc được ngay, không cần phải quay ngược lại.
b) Dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp tấm danh thiếp để đưa.
c) Dùng ngón trỏ và ngón cái của cả hai tay cầm lấy hai bên tấm danh thiếp để đưa.

20/5/13

Trao danh thiếp đúng cách


Đừng vội nghĩ đưa danh thiếp là chuyện đơn giản và nhỏ nhặt. Có những điều bạn cần để tâm khi trao cho đối tác hoặc khách hàng tấm danh thiếp của bạn.

Trong lần đầu tiên gặp mặt đối tác, việc đầu tiên bạn nên làm là hỏi thăm họ một cách thân thiện, đồng thời nêu rõ tên công ty mình, sau đó đưa danh thiếp của mình cho đối tác. Việc đầu tiên phải nhớ, danh thiếp có thể để trong túi áo comple nhưng không được đút trong túi quần và lôi ra, vì đó là một hành động không lịch sự.

ĐƯA DANH THIẾP THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?

Trong thế giới doanh nghiệp, danh thiếp đóng vai trò như lý lịch trích ngang của một người. Bạn trao danh thiếp cho ai đó nghĩa là bạn muốn cho họ biết bạn là ai, bạn đang làm việc ở đâu và làm cách nào họ có thể liên lạc với bạn. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ vai trò của danh thiếp, họ không nắm bắt đúng thời điểm để trao danh thiếp… để có thể phát huy tối đa hiệu quả của nghi thức khá quan trọng này.

Khi chúng ta bắt đầu công việc làm ăn kinh doanh, việc thiết kế và in danh thiếp là một trong những việc đầu tiên bạn cần làm. Một danh thiếp thiết kế tinh xảo sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp về bạn với người giao tiếp/đối tác của bạn.

Nghệ thuật trao danh thiếp bốn phương

Trong kinh doanh, nhất là ở thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, câu nói “nhập gia tùy tục” càng đúng và quan trọng hơn bao giờ hết. Sang nước bạn làm ăn, bạn phải học hỏi từ việc nhỏ nhất như cách trao danh thiếp.


Quy tắc chung

Danh thiếp giao dịch trong kinh doanh là phương tiện để giới thiệu những thông tin cá nhân, thông tin liên lạc. Bạn hãy đảm bảo trên danh thiếp có đầy đủ các chi tiết, bố trí trình bày sao cho chuyên nghiệp, phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty mình.

Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp

Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp

Bắt tay là một cử chỉ xuất hiện ngay từ thuở bắt đầu có nền văn minh loài người. Trong thực tế, tục bắt tay thoạt đầu được nghĩ ra nhằm chứng tỏ trong tay bạn không có vũ khí khi bạn gặp mặt ai đó lần đầu tiên. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta thường bắt tay trong các cuộc họp, khi chào hỏi, tỏ ý chúc mừng, khi kết thúc một bản hợp đồng hay đơn giản chỉ với ý hỏi thăm: “Anh ổn chứ?”.


Bí Quyết Bắt Tay Trong Giao Tiếp
Bất kể bạn phải bắt tay trong tình huống nào thì cũng nên coi đây là một phần trong kỹ năng giao tiếp hàng ngày. Bắt tay là biểu hiện của lòng tin tưởng và phần nào tạo dựng các mối quan hệ bền vững. Hãy tưởng tượng lần đầu tiên bạn gặp một đối tác phong mạo đĩnh đạc, trang phục lịch thiệp nhưng khi bắt tay anh ta/cô ta thì trời hỡi, bạn cảm thấy như đang cầm phải ngón tay của một đứa trẻ sơ sinh thì quả thực chẳng ra sao.



Bắt tay thế nào cho đúng phép lịch sự?


Ngang hàng bạn bè cùng chìa tay bắt. Ai chìa tay ra trước với những trường hợp: Người lớn với người nhỏ tuỏi. Câp trên với cấp dưới. Đàn ông với phụ nữ,...

Câu trả lời hay nhất -

* Người nhỏ tuổi hơn ko nên đưa tay ra trước. Cấp dưới và cấp trên cũng vậy.
* Đối với phụ nữ thì mình ko biết ai chìa tay ra trước. Nhưng bắt tay phụ nữ thì nên nhẹ nhàng , đừng giữ tay người ta quá lâu

Dưới đây là 1 số nguyên tắt tối thiểu của việc bắt tay :

* Không bắt tay khi tay ướt, không sạch
* Bắt tay phụ nữ phải nhẹ nhàng, không lắc, không nắm lâu
* Lấy thuốc lá ra khỏi miệng trước khi bắt tay
* Đang đi găng tay, đàn ông phải tháo găng, đàn bà không phải tháo găng
* Không được ngồi mà bắt tay người lớn tuổi, người có cương vị cao trong xã hội
* Trong khi bắt tay, mắt không được nhìn nơi khác hoặc nhìn người khác
* Không bắt tay bằng tay trái (trừ khi không có tay phải ). Nếu đang cầm đồ vật ở tay phải thì chuyển vật sang tay trái trước khi đưa tay ra bắt
* Không dùng hai tay, một phải, một trái để cùng lúc bắt tay hai người
* Bốn người không bắt tay chéo nhau
* Không bắt tay giữa ngưỡng cửa ra vào
* Khi đứng ở bậc thềm cao hơn, không bắt tay người đứng ở bậc thềm thấp
* Khi gặp đông người, phải bắt tay lần lượt mọi người, không được chỉ bắt tay một, vài người (Nếu không bắt hết thì thôi )
* Khi đang ngồi, không được chồm qua mặt người khác để bắt tay người ngồi ở xa hơn
* Khi bắt tay, để tỏ sự tôn kính, có thể khẽ cúi đầu và nghiêng mình khi bắt tay.

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100511092217AAbiXsy

Bắt tay không hề đơn giản

Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối tượng. Đồng thời thông qua cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau. 

Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp. 

Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…” 

15/5/13

Hành vi giao tiếp từ bàn tay

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều hành vi, ngôn ngữ cơ thể, nhưng nguồn gốc của chúng chắc hẳn không được nhiều người biết đến. Dưới đây là 6 hành vi phổ biến nhất của con người và những câu chuyện thú vị về chúng.


Bắt tay
Bắt tay là hành vi giao tiếp có từ lâu đời và mang tính biểu tượng khi chào gặp mặt. Một cái bắt tay coi như cử chỉ chào hỏi hay thống nhất giao ước đã được sử dụng phổ biến ít nhất là từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Trong lịch sử có quan niệm cho rằng, điều đó thể hiện sự thiện chí và tình bằng hữu bởi trong tay không có vũ khí, còn trong thể thao thì đó là biểu tượng của sự công bằng và tôn trọng đối thủ. Bắt bằng tay phải có nghĩa là thống nhất giao ước, trong khi đó tay trái là thể hiện sự hủy bỏ.


Trong nhiều năm, người nắm giữ kỷ lục thế giới về bắt tay là Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt. Ngày 01/1/1907, ông đã bắt tay với 8.513 người trong một buổi tiếp tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, đến tháng 7/1977 thì kỷ lục đó đã bị phá vỡ bởi ông Joseph Lazaron, thị trưởng thành phố New Jersey (Mỹ), với 11.000 cái bắt tay chỉ trong một ngày.

Những cái ôm - hôn không đáng có trong kinh doanh

Tinh tế, nhạy bén là yếu tố cần thiết trong môi trường công sở. Các nghiên cứu cho thấy người ta thường đánh giá đối phương chỉ trong 7 giây gặp gỡ đầu tiên và 93% thông điệp được chuyển tải đến người khác lại không phải từ lời nói.



Do đó, việc nắm bắt ngôn ngữ không lời sẽ đưa lại cho bạn những lợi thế quan trọng trong công việc. Trong môi trường làm việc đa văn hóa, yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều lần. Từ cách chào hỏi, tư thế tay, đến việc giữ khoảng cách và những cái chạm nhẹ… những gì vốn phù hợp và đúng trong nền văn hóa này lại có thể bị xem là không đúng và gây khó chịu cho những người thuộc nền văn hóa khác.