Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Ngọc Thêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Ngọc Thêm. Hiển thị tất cả bài đăng

19/5/13

ẨM THỰC VÀ ẨM THỰC VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm

(Trường Đại học KHXH-NV, 
Đại học Quốc gia Tp. HCM)


Triết lý âm dương là nguyên lý điều phối mọi mặt của cuộc sống, trong đó rõ rệt nhất là lĩnh vực ẩm thực và giữ gìn sức khoẻ. Trong lĩnh vực ẩm thực và y dược Đông-Tây, mọi sai lầm đã mắc phải lâu nay đều có nguyên nhân chủ yếu là do hữu thức hoặc vô thức không tuân thủ các quy luật của triết lý âm dương, không coi trọng đúng mức vai trò của nó. Bài viết nói về một số sai lầm nghiêm trọng thường mắc phải trong các tài liệu viết về ẩm thực và giữ gìn sức khoẻ. Đồng thời đi sâu vào năm phương diện liên quan mật thiết với nhau của sự hài hòa âm dương trong ẩm thực Việt Nam là: (a) Sự hài hòa âm dương của khách thể (thức ăn); (b) Sự hài hòa âm dương của chủ thể (con người); (c) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với không gian (con người với môi trường tự nhiên); (d) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian (con người với mùa); (e) Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với hoạt động (con người với công việc).

12/5/13

VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ


N HÓA GIAO TIẾP
VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Trích từ: Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. – NXB Tp. HCM, 1996/2006
1. Các đặc trưng cơ bản trong  n hóa giao tiếp của người Việt Nam
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Người Trung Quốc viết chữ “nhân” với nghĩa là “tính người”bằng cách ghép chữ “nhị” với bộ “nhân đứng” ­ tính người bộïc lộ trong quan hệ giữa hai người. Nhà triết học người Đức L. Pheurbach từng viết: “Con người cá thể không chứa bản chất con người trong mình… Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng đế” (dẫn theo Kagan [1988:  24]).