Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA. Hiển thị tất cả bài đăng

9/6/13

Văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. 

Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.

8 cách trải nghiệm văn hóa Nhật Bản

Len lỏi vào những con ngõ Nhật Bản để ngắm Geisha, dự tiệc trà... và cảm nhận sâu sắc về đất nước hoa anh đào.

1. Tiệc trà truyền thống

Tiệc trà truyền thống Nhật Bản là một truyền thống vô cùng cổ xưa của đất nước hoa anh đào. Mỗi bước và chi tiết trong quá trình pha, uống trà đều phải theo bốn tiêu chí: hài hòa, tôn trọng, trong sạch và bình thản. 

Người tổ chức tiệc trà muốn truyền đến cho những khách uống trà một trải nghiệm về sự trong sáng, bình thản trong tâm hồn. Tất cả mọi yếu tố trong phòng trà đều hòa hợp với nhau để nói lên điều này: từ đồ ăn đi kèm, đồ dùng để uống trà tới những bức tranh trên tường. 

7/6/13

VỀ SỰ THUẦN CHẤT CỦA TIẾNG VIỆT

Trịnh Thanh Thủy


Đã có người từng thắc mắc không biết tiếng Việt có phải là một ngôn ngữ thuần chất hay không?Còn có người cho rằng người Việt vì sống tha hương nên ngôn ngữ VN họ dùng để nói và viết theo thời gian sẽ mất dần đi tính thuần chất. Tiện đây, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem "Có hay không có một ngôn ngữ VN thuần chất?".

Theo Từ điển bách khoa Wikipedia, một ngôn ngữ là một phương pháp nói hay viết mà con người dùng để giao tiếp, cảm thông nhau. Ngôn ngữ được biểu hiện bằng một hệ thống ký hiệu và ngữ pháp. Ngày nay trên thế giới có khoảng từ 5.000 tới 6.000 ngôn ngữ khác nhau.

Tiếng địa phương (dialect) hay thổ ngữ hoặc phương ngữ là những dạng khác nhau của ngôn ngữ. Tiếng địa phương thay đổi theo từng cộng đồng ở mỗi hoàn cảnh, mỗi địa dư khác nhau. Không có một lằn ranh rõ rệt nào giữa ngôn ngữ và tiếng địa phương. Có vào khoảng 200 ngôn ngữ trên thế giới được nói bởi hàng triệu tiếng địa phương khác nhau. Tiếng Tàu và tiếng Anh là những ví dụ điển hình.

21/5/13

NGUỒN GỐC THỜ THẦN TÀI

HUỲNH NGỌC TRẢNG

Thần tài theo người Hoa
1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia... thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường. Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt

Học tập gì từ văn hóa công sở của người Nhật

Yếu tố con người luôn quyết định sự thành công của một quốc gia, một tổ chức hay tập thể. Nhật Bản, một quốc gia tiến bộ và có nền kinh tế phát triển là điều mà ai cũng biết. Trải qua nhiều thăng trầm, thế giới luôn ngưỡng mộ con người nơi đây với những quy tắc ứng xử mà quốc gia nào cũng nên học hỏi họ.

Tôn trọng danh thiếp

Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng – theo nghi lễ Meishi kokan (meishi nghĩa là danh thiếp). Khi nhận danh thiếp, người nhận sẽ trân trọng nhận bằng cả hai tay, cuối người thấp xuống để bày tỏ sự tôn trọng và đọc nội dung danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ và luôn giữ danh thiếp sạch sẽ. Họ không bao giờ làm nhăn danh thiếp hay bỏ trực tiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.

17/5/13

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN

Phạm Thị Ngọc Trầm (*)

Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái khác với đạo đức xã hội nói chung. Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên bao giờ cũng là khách thể; sự tác động giữa chúng chỉ đi theo một chiều là mang lại lợi ích cho con người và xã hội, bỏ quên lợi ích và giá trị nội tại của các khách thể tự nhiên. Vì vậy, con người đã mang lại hậu quả khôn lường cho môi trường sống. Bài viết đã chỉ ra rằng, đạo đức sinh thái đòi hỏi một sự tự ý thức rất cao. Đây chính là chỗ gặp nhau, chỗ gắn bó giữa đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên. Cuối cùng, bài viết khẳng định, trước vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường và thực trạng suy thoái nghiêm trọng của môi trường tự nhiên, vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái càng trở nên bức xúc hơn lúc nào hết và phải được tiến hành ở mỗi thành phần cấu trúc của nó: ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức hành vi, kết hợp đạo đức với trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên.

15/5/13

Những cái ôm - hôn không đáng có trong kinh doanh

Tinh tế, nhạy bén là yếu tố cần thiết trong môi trường công sở. Các nghiên cứu cho thấy người ta thường đánh giá đối phương chỉ trong 7 giây gặp gỡ đầu tiên và 93% thông điệp được chuyển tải đến người khác lại không phải từ lời nói.



Do đó, việc nắm bắt ngôn ngữ không lời sẽ đưa lại cho bạn những lợi thế quan trọng trong công việc. Trong môi trường làm việc đa văn hóa, yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều lần. Từ cách chào hỏi, tư thế tay, đến việc giữ khoảng cách và những cái chạm nhẹ… những gì vốn phù hợp và đúng trong nền văn hóa này lại có thể bị xem là không đúng và gây khó chịu cho những người thuộc nền văn hóa khác.

14/5/13

HIỆN TƯỢNG NÓI DỐI TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ HỌC

Nguyễn Thị Tuyết Ngân


Bài đã đăng trên Tập san “Khoa học xã hội và Nhân văn”, số 43, tháng 6-2008

Nói dối là một hiện tượng có lẽ dân tộc nào cũng có và có từ rất lâu đời. Trong một số loại hình văn hoá dân gian (thần thoại, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ) đã thấy có nhiều yếu tố của hiện tượng này.

Theo quan niệm chung của xã hội, nói dối xưa nay được xem là phản giá trị, do vậy cũng đương nhiên được xem là phi văn hoá, nó luôn bị ngăn cấm và hạn chế sử dụng. Tuy vậy, cho tới nay, nó còn tồn tại rất phổ biến và phát triển rất đa dạng. Điều này cho thấy đây là hiện tượng tất yếu mang tính văn hoá - xã hội – ngôn ngữ và có những giá trị riêng biệt.

Do vậy, chúng tôi hướng tới việc xác định bản chất và những đặc điểm chủ yếu của hiện tượng nói dối để trên cơ sở đó đưa ra những dự đoán về tương lai của nó, cũng như góp phần điều chỉnh, hướng dẫn dư luận trong việc sử dụng nó.

12/5/13

VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ


N HÓA GIAO TIẾP
VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Trích từ: Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. – NXB Tp. HCM, 1996/2006
1. Các đặc trưng cơ bản trong  n hóa giao tiếp của người Việt Nam
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Người Trung Quốc viết chữ “nhân” với nghĩa là “tính người”bằng cách ghép chữ “nhị” với bộ “nhân đứng” ­ tính người bộïc lộ trong quan hệ giữa hai người. Nhà triết học người Đức L. Pheurbach từng viết: “Con người cá thể không chứa bản chất con người trong mình… Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng đế” (dẫn theo Kagan [1988:  24]).

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI


Hồ Sĩ Vịnh


Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.

VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT



Văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích của mỗi dân tộc nói riêng là một bức tranh phản ánh chân thực tính cách, tâm hồn của dân tộc đó. Truyện cổ tích Nhật Bản cũng vậy, nội dung phản ánh thật sự đã hội tụ những nét tính cách đáng tự hào của dân tộc Nhật Bản: sự trọng tín nghĩa, trọng sự thông thái, trọng danh dự... và tâm hồn ấy, tính cách ấy cũng thật mạnh mẽ, dũng cảm khi cần thiết...

Nhật Bản là một đất nước có điều kiện địa lý khá đặc biệt so với nhiều nước trên thế giới, toàn bộ đất đai gồm gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi Thái Bình Dương. Nhật Bản xa đất liền, từ đó đến đại lục, nơi gần nhất là Hàn Quốc, cũng cách hàng trăm km. Điều kiện địa lý tự nhiên này chi phối rất lớn đến quá trình hình thành tâm lý và tính cách dân tộc Nhật, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc tới loại hình văn hóa nghệ thuật của đất nước này.

VĂN HÓA ỨNG XỬ TỪ FOUCAULT ĐẾN DELEUZE

1. Đôi điều về ứng xử


Một cộng đồng, là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường, thường có cùng mối quan tâm chung. Trong cộng đồng, cầu nối giữa các thành viên được hiểu như các kế hoạch, niềm tin, mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có, cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Mọi nhịp cầu đều phải được thực hiện qua các hình thức truyền đạt và thu nhận tín hiệu bởi một hình thức mà Karl Marx đã nhận định như một thể thức động của tư duy ngôn ngữ (1), dưới cả hai hình thức chính thống là ngôn bản và văn bản, cũng như sự trợ giúp từ các hệ thống giao tiếp phi ngôn từ khác. Sự trao đổi này giúp con người khai triển bản thân về nhân cách và mở rộng vòng xoáy quan hệ theo những cung sóng lan tỏa ngày càng rộng hơn, tùy thuộc vào lượng và chất môi cảnh mà con người cụ thể được đặt vào hay tự mình tiến vào.

Tuy vậy, mọi hình thức trao đổi theo Freud (2), đều cần có sự uốn nắn của những hình thái đạo đức hoặc luân lý thành các mô thức ứng xử phù hợp để giúp cho hành vi trao đổi có mẫu số chung được chấp nhận bởi cộng đồng.